socolive cx

Cùng đồng bào vượt cửa tử_giấy vệ sinh sân việt trì-socolive cx

TP - Bão số 3 tràn về với sức tàn phá khủng khiếp, nhất là ở khu vực biển cả mênh mông không có gì c giấy vệ sinh sân việt trì

Cùng đồng bào vượt cửa tử_giấy vệ sinh sân việt trì

Câu trả lời hay nhất

TP - Bão số 3 tràn về với sức tàn phá khủng khiếp,ùngđồngbàovượtcửatửgiấy vệ sinh sân việt trì nhất là ở khu vực biển cả mênh mông không có gì che chắn. Bất chấp hiểm nguy, bằng tâm thế cứu dân là “mệnh lệnh trái tim”, những người lính Hải quân và Cảnh sát biển đã vượt qua sóng dữ, gió lớn để đưa đồng bào mình vượt cửa tử.

Đối diện với tử thần

Mấy chục năm đi biển, lần đầu tiên ông Trịnh Văn Cuộc (SN 1973, trú xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), lâm vào hoàn cảnh đối mặt với thần chết khi chiếc tàu đẩy sà lan của Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận - nơi ông Cuộc làm việc, gặp nạn ngày 7/9. Ngoài chiếc sà lan trôi dạt trong sự vô vọng của ông Cuộc và nhiều đồng nghiệp, cũng trong ngày 7/9, con tàu mang số hiệu HY-0496 đã bị chìm khi đang tránh trú bão tại Quảng Ninh và không thể liên lạc được với 4 người trên tàu.

Cùng đồng bào vượt cửa tử ảnh 1

Niềm vui của người dân gặp nạn trên biển và Bộ đội Hải quân khi tàu cập bờ sau hành trình tìm kiếm cứu nạn trong bão số 3.

“Trước khi bão tới, tôi cùng đồng nghiệp trên tàu đưa sà lan từ Hoành Bồ (Quảng Ninh) đi tránh bão. Trưa hôm đó, khi bão đổ bộ qua khu vực, sức gió giật mạnh kết hợp với sóng lớn đã đánh chìm đầu máy, dây cáp nối sà lan với đầu máy bị đứt khiến sà lan trôi tự do trên biển. May mắn là mọi người đã kịp rời đầu máy lên sà lan. 12 anh em lênh đênh giữa sóng gió mịt mù, không biết đang bị trôi dạt đi đâu trong hoang mang tột độ…”, ông Cuộc kể.

Trong ngày 8/9, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức bàn giao 43 thuyền viên bị nạn cho cơ quan chức năng. Đây là các thuyền viên làm việc trên xà lan, đầu kéo, tàu vận tải bị bão số 3 đánh chìm, va vào núi, mắc cạn tại khu vực đảo Ti Tốp, hòn Pháo Trong, Pháo Ngoài thuộc Vịnh Hạ Long được cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 11 (Vùng Cảnh sát biển 1) cứu vớt.

Khi được tàu của Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) tìm thấy và đưa vào bờ an toàn, ông Cuộc và mọi người mới tin là mình đã được cứu sống.

Chiếc tàu HY-0496 của gia đình ông Trần Văn Của (SN 1962, trú xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang trên đường chở xi măng từ Ninh Bình ra Quảng Ninh, thì hay tin có lệnh cấm biển từ 11 giờ ngày 6/9, để tránh bão số 3. Chiều hôm đó, khi đến vùng biển Quảng Ninh, ông Của phải đưa tàu vào vụng Tùng Sâu thuộc vịnh Hạ Long để tránh bão. Trên tàu có 4 người, gồm 3 bố con ông Của và một người làm thuê. Từ 8 giờ sáng 7/9, biển bắt đầu động dữ dội, tuy sóng lớn nhưng tàu vẫn trụ được. Nhưng chỉ vài tiếng sau, nước bắt đầu tràn vào, không thể khắc phục, ông Của và các con bất lực nhìn tàu chìm dần.

“Con trai tôi chỉ kịp gọi điện về cho vợ để ở nhà biết tin và báo cơ quan chức năng trợ giúp. Hơn hai giờ sau thì tàu chìm hẳn. 4 người chúng tôi mặc áo phao, buộc dây thừng để liên kết với nhau, nhảy xuống biển phó mặc cho số phận, bởi lúc ấy không thể bơi nổi”, ông Của nhớ lại.

Cùng đồng bào vượt cửa tử ảnh 2

Lực lượng Cảnh sát biển sơ cứu vết thương cho thuyền viên bị nạn trong bão số 3.

Mệnh lệnh trái tim

Rạng sáng 8/9, khi cả 4 người trên tàu HY-0496 đã mệt mỏi, tuyệt vọng nhất, con tàu của Lữ đoàn 170 đi tìm kiếm cứu nạn xuất hiện đằng xa. Tất cả dùng hết sức bình sinh vẫy áo phao và gào to giữa tiếng sóng đập, gió rít xung quanh. Mất một hồi lâu vật lộn với sóng dữ, những người lính Hải quân mới tiếp cận được 4 người và đưa lên tàu an toàn.

Anh Trần Văn Sơn (SN 1982, con trai ông Của) kể, sau nhiều giờ phó mặc cho sóng gió đưa đẩy, 4 người bị dạt vào khu vực đảo Ti Tốp, phía đảo trơ trọi núi đá, không có cây cối hay hang động để trú ẩn. Cả 4 người kéo nhau lên chỗ đủ cao tránh sóng, bám sát nhau để không bị gió thổi bay.

“Giữa đêm đen mịt mùng, sóng biển cao 4-5m dội ầm ầm vào vách đá dưới chân, gió như muốn giật tung chúng tôi lên để ném xuống biển. Lúc ấy, chúng tôi nhìn nhau khóc, trong đầu chỉ còn nghĩ về vợ con ở nhà, không biết mình có vượt qua được nghịch cảnh không”, anh Sơn nhớ lại khoảnh khắc đối mặt với cái chết.

Nhận được tin báo từ Lữ đoàn 170, vợ và con dâu ông Của tức tốc bắt xe từ Hưng Yên đi Quảng Ninh để đón người thân trong nỗi xúc động, vui mừng khôn tả. Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (vợ anh Sơn), nói trong nước mắt: “Ở nhà, cả gia đình đều không ăn, không ngủ được từ khi biết tin tàu gặp nạn trên biển. Cho đến khi các anh Bộ đội Hải quân báo tin đã tìm thấy người thì cả nhà đều òa khóc”.

Chung niềm xúc động đoàn viên của gia đình ông Của, Thượng tá Nguyễn Trung Kiên - Phó Chính ủy Lữ đoàn 170, chia sẻ: “Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 luôn xác định nhiệm vụ phòng, chống lụt bão trên bờ và nhiệm vụ cứu giúp dân trên biển là rất quan trọng, là mệnh lệnh từ trái tim người lính. Do vậy, ngay khi biết tin có người dân gặp nạn trên biển và nhận được lệnh triển khai nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn từ cấp trên, anh em chúng tôi lập tức lên đường. Lúc ấy, sóng biển còn đang rất cao, gió giật cấp 7, cấp 8, nhưng chúng tôi không sờn lòng, vì biết giữa biển dữ ngoài kia đang có người dân chờ mình đến cứu”.

socolive cx » Cùng đồng bào vượt cửa tử_giấy vệ sinh sân việt trì
Chia sẻ với:
赞(1)

Bình luận